Tăng trưởng xanh: tiềm năng 753 tỷ USD

Chia sẻ bài viết   Facebook   Google

Báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC dự báo, tổng tiềm năng đầu tư vào các dự án liên quan đến khí hậu của Việt Nam có thể lên đến 753 tỷ USD từ nay tới năm 2030. Trong đó cơ hội đầu tư vào năng lượng tái tạo là khoảng 59 tỷ USD với 31 tỷ USD nằm ở dự án năng lượng mặt trời, 19 tỷ USD nằm ở các dự án thủy điện nhỏ và 80 tỷ USD đối với các dự án công trình xanh.

Tăng trưởng xanh: tiềm năng 753 tỷ USD

Doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc

Ngày 28/5, tại TPHCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu GRI và Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC tổ chức Diễn đàn Tài chính bền vững.

Một trong những nội dung trọng tâm của diễn đàn lần này là các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh cũng như cách thức huy động nguồn vốn đầu tư vào các dự án liên quan đến khí hậu trong bối cảnh các thách thức về biến đổi khí hậu của Việt Nam gia tăng.

Tiến sĩ Roberto de Ocampo, thành viên Hội đồng quản trị của GRl, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Philippines và hiện là Chủ tịch Ngân hàng Philippine Veterans Bank cũng nhấn mạnh, phát triển bền vững là một công cụ hữu hiệu để thu hút dòng đầu tư vào các thị trường đang phát triển như Việt Nam vì thông lệ này giúp các doanh nghiệp thể hiện hiệu quả cam kết về phát triển bền vững cũng như coi đây là giá trị cốt lõi và định hướng cho mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Trong khi Việt Nam đang cần cải thiện mức độ hiệu quả các khoản đầu tư và tài trợ khí hậu cũng như đa dạng hóa các nguồn đầu tư vào lĩnh vực này, việc thiếu hụt dòng tiền đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể là rào cản đối với việc thu hút các khoản đầu tư tương tự từ thị trường quốc tế. Chính vì vậy việc xây dựng một môi trường chính sách thuận lợi là cần thiết để tiếp cận được nguồn vốn dành cho tăng trưởng xanh từ khối đầu tư tư nhân.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, mặc dù được kỳ vọng đóng vai trò thiết yếu giúp mở ra các cơ hội hướng dòng tiền đầu tư vào các dự án bền vững tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng hiện cần nỗ lực triển khai thực hiện các thông lệ quốc tế về phát triển bền vững để quản lý hiệu quả các rủi ro môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động tín dụng cũng như phát triển các sản phẩm tài chính sáng tạo phục vụ mảng thị trường mới này.

Trong bối cảnh đó, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia cấp cao khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia của IFC chia sẻ, IFC đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các định chế tài chính để giúp tạo một thị trường đầu tư kinh doanh khí hậu tại Việt Nam cũng như trong toàn khu vực Đông Á thông qua các giải pháp đầu tư và tư vấn sáng tạo.

Điện mặt trời hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand) vừa công bố cấp thêm 65 triệu USD cho hai công ty Eastern Power Group và Communication & System Solution để xây dựng hai nhà máy điện mặt trời tại Phú Yên với tổng công suất 100MW.

ram-ro-dau-tu-dien-mat-troi-da-8203-6791

Điện mặt trời tại Việt Nam còn là lĩnh vực đầy tiềm năng với nhiều doanh nghiệp nước ngoài

Hai doanh nghiệp Thái  Lan này trước đó đã mua 90% cổ phần của Công ty quang điện Phú Khánh, chủ đầu tư các dự án điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2 tại Phú Yên. Hai dự án này đã được khởi công đầu năm 2019 với tổng đầu tư 2.800 tỷ đồng.

Ngoài Eastern Power Group, nhiều doanh nghiệp Thái Lan khác đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, thông qua việc mua cổ phần của chủ đầu tư dự án. Tập đoàn năng lượng Gulf Energy Development là cái tên đáng chú ý khi liên tiếp mở rộng tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với Tập đoàn Thành Thành Công.

Từ năm ngoái, Gulf Energy Development đã nắm giữ cổ phần tại dự án Nhà máy điện mặt trời TTC 1 và 2 tại Tây Ninh. Gần đây, doanh nghiệp này đã tăng nắm giữ cổ phần tại TTC 2 lên mức 90%.

Gần đây, Energy Development công bố đã nắm giữ 95% cổ phần tại dự án năng lượng gió và mặt trời tại Bến Tre với tổng công suất gần 340MW và giá trị đầu tư 650 triệu USD.

Không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư đến từ Thái Lan, điện mặt trời tại Việt Nam còn là lĩnh vực đầy tiềm năng với nhiều doanh nghiệp khác. Mới đây, Tập đoàn Scatec Solar của Na Uy mới đây đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Năng Lượng MT (MT Energy) để phát triển các dự án năng lượng mặt trời ở Bình Phước, Quảng Trị và Nghệ An với tổng công suất đạt 485 MW, giá trị đầu tư kAhoảng 500 triệu USD.

Từ năm 2017, Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc liên doanh của Bambo Capital (BCG) và Công ty Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Băng Dương để phát triển nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Long An. Dự án này có công suất 100MW với tổng mức đầu tư gần 100 triệu USD, xây dựng trên diện tích 125 ha.

Công ty AC Energy thuộc Tập đoàn Ayala Philippines cùng với BIM Energy (thương hiệu mảng năng lượng thuộc Tập đoàn BIM Group) phát triển cụm nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 330MWP, vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.

Chia sẻ bài viết   Facebook   Google