Tóm tắt Bảng kiểm kiểm tra tuân thủ QCVN 09:2017/BXD

# MÃ TIÊU CHÍ TÓM TẮT YÊU CẦU QUY ĐỊNH CỦA QCVN 09:2017/BXD THAM CHIẾU CÁC TIÊU CHÍ TRONG
QCVN 09:2017/BXD
 1. LỚP VỎ BAO CHE CÔNG TRÌNH
1 BE01 Truyền nhiệt tường bao ngoài Tường bao ngoài công trình trên mặt đất (phần tường không xuyên sáng) của không gian có điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở nhỏ nhất Ro.min không nhỏ hơn 0,56 m2.K/W Tham chiếu quy định
Lớp vỏ bao che công trình
2 BE02 Truyền nhiệt mái công trình Kết cấu mái bằng và mái có độ dốc dưới 15 độ nằm trực tiếp trên không gian có điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở Ro.min không nhỏ hơn 1,00 m2.K/W
3 BE03 Cửa sổ với kính (Độ hợp chuẩn của công trình dựa trên đánh giá của từng mặt theo các hướng. Công trình chỉ đáp ứng quy chuẩn khi SHGC tất cả các mặt theo từng hướng đáp ứng quy chuẩn) (1) Giá trị SHGC lớn nhất của tường kính và cửa kính được xác định riêng cho mỗi mặt tường theo các hướng Bắc, Nam (hướng Bắc, Nam có biên độ dao động trong khoảng ± 22,5° so với trục chính Bắc hoặc Nam), các hướng còn lại và phải thỏa mãn các giá trị trong Bảng 2.1
(2) Giá trị SHGC tối đa đối với cửa kính trên mái bằng 0,3. Đối với không gian tầng áp mái sử dụng ánh sáng ban ngày, cho phép SHGC tối đa của cửa trời là 0,6
(3) Trường hợp mặt đứng nhà có kết cấu che nắng liên tục thẳng đứng hoặc nằm ngang, hệ số SHGC trong bảng 2.1 được phép điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số A trong Bảng 2.2a hoặc 2.2b
 2. THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ (HVAC)
4 AC01 Diện tích các lỗ thông gió, cửa sổ được mở trong trường hợp có thông gió tự nhiên hoặc kết hợp với thông gió cơ khí của khu vực để xe phải đảm bảo yêu cầu QCXDVN 05:2008/BXD (1) Diện tích các lỗ thông gió, cửa sổ đóng mở được trên tường hoặc trên mái không được nhỏ hơn 5 % diện tích (sàn) sử dụng của phòng tiếp giáp với không gian bên ngoài.
(2) Thông gió tự nhiên hoặc kết hợp với thông gió cơ khí của khu vực để xe (gara) phải đảm bảo các yêu cầu của Quy chuẩn QCXDVN 05:2008/BXD.
Tham chiếu quy định Hệ thống
Thông gió và điều hòa không khí
5 AC02 Hiệu suất hệ thống làm lạnh Thiết bị điều hòa không khí và máy sản xuất nước lạnh (Chiller) phải có chỉ số hiệu quả COP tối thiểu tại các điều kiện đánh giá tiêu chuẩn và không nhỏ hơn các giá trị nêu trong Bảng 2.3, Bảng 2.4.
6 AC04a Độ dày lớp cách nhiệt cho ống đồng dẫn môi chất lạnh, cho ống dẫn nước lạnh Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 5687:2010, TCXD 232:1999, ASHRAE 90.1 và các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương khác được chủ đầu tư lựa chọn áp dụng.
7 AC04b
8 AC05 Độ dày lớp cách nhiệt ống gió Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 5687:2010, TCXD 232:1999, ASHRAE 90.1 và các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương khác được chủ đầu tư lựa chọn áp dụng.
9 AC06 Các thiết bị sản xuất nước lạnh (Chiller), cấp hơi nóng, quạt tháp giải nhiệt, máy bơm Các thiết bị sản xuất nước lạnh (Chiller), cấp hơi nóng, quạt tháp giải nhiệt, máy bơm có công suất lớn hơn hoặc bằng 5 mã lực (3,7kW) phải có các thiết bị tự động điều chỉnh công suất, lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ lạnh, sưởi và lượng nước.
10 AC07 Các tòa nhà sử dụng hệ thống điều hòa không khí trung tâm phải có thiết bị thu hồi lạnh Hiệu suất thu hồi lạnh của thiết bị tối thiểu là 50%
11 AC09 Quạt gió với động cơ có công suất lớn hơn 0.56kW phải có thiết bị điều khiển tự động cho phép tắt quạt khi không sử dụng Phải có timer tự động ngắt cho quạt thông gió hoạt động không thường xuyên như trong nhà vệ sinh, hành lang,  tầng hầm giữ xe không sử dụng thương xuyên vào buổi tối, nhà bếp .v.v.
 3. CHIẾU SÁNG
12 LT01 Độ rọi nhỏ nhất Áp dụng QCVN 12:2014/BXD Tham chiếu quy định
 Hệ thống Chiếu sáng
13 LT02 Mật độ công suất chiếu sáng tối đa Mật độ công suất chiếu sáng LPD cho bên trong công trình không được vượt quá mức tối đa cho phép nêu trong Bảng 2.5.
14 LT05 Vùng chiếu sáng tự nhiên Vùng có thể được chiếu sáng tự nhiên là khu vực nằm song song với cửa sổ/vách kính ngoài trong phạm vi khoảng cách từ cửa sổ/vách kính ngoài tới 1,5 lần chiều cao từ sàn tới điểm cao nhất của phần kính cửa sổ hoặc vách kính ngoài.
15 LT07 Điều khiển chiếu sáng (1) Thiết bị tắt chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng phải được thiết kế và lắp đặt cho các khu vực có diện tích tối đa 2500 m2 trên một tầng sàn.
(2) Mỗi thiết bị điều khiển chiếu sáng được thiết kế và lắp đặt trên diện tích sử dụng tối đa 250 m2 đối với khu vực rộng đến 1000 m2 và tối đa 1000 m2 đối với khu vực rộng hơn 1000 m2.
 4. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN KHÁC (ĐỘNG CƠ ĐIỆN, HỆ THỐNG ĐUN NƯỚC NÓNG)
16 EP05a Hiệu suất của động cơ điện Các động cơ điện 3 pha (50 Hz) được chế tạo ở dạng độc lập hoặc trong thành phần của thiết bị lắp đặt cho công trình xây dựng phải có hiệu suất tối thiểu ở chế độ đầy tải không nhỏ hơn giá trị nêu trong Bảng 2.6. Tham chiếu quy định
Các thiết bị điện khác
17 EP05b
18 SW02a Hiệu suất của hệ thống đun nước nóng Tất cả các thiết bị đun nước nóng, lò hơi cấp nước nóng sử dụng cho công trình phải có hiệu suất tối thiểu như trong Bảng 2.7
19 SW02b Hiệu suất COP của bơm nhiệt cấp nước nóng Bơm nhiệt cấp nước nóng phải đạt hiệu quả COP tối thiểu như trong Bảng 2.8
20 SW03a Nước nóng năng lượng mặt trời Cách nhiệt cho đường ống dẫn nước nóng phải được thiết kế lắp đặt và nghiệm thu theo tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng.
21 SW03b
22 SW04 Kiểm soát hệ thống đun nước nóng dịch vụ (1) Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ nước nóng tại thời điểm sử dụng không vượt quá 49°C.
(2) Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ tối đa của nước cấp cho các vòi ở bồn tắm, bồn rửa trong các phòng tắm công cộng không vượt quá 43°C.
(3) Các bơm tuần hoàn dùng để duy trì nhiệt độ trong các bể chứa nước nóng được điều khiển vận hành phù hợp với chế độ làm việc của thiết bị cấp nước nóng.