Theo các chuyên gia, các công trình xây dựng ngày càng được chú trọng đến độ bền chịu lực, độ bền theo thời gian, tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất, xây lắp, đặc biệt phải thích ứng với khí hậu tại nơi xây dựng. Vì vậy, một số định hướng chính về phát triển VLXD trong tương lai cần tập trung đối với các chủng loại vật liệu mới.
Sản xuất và sử dụng VLXD xanh góp phần tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính – nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Nhiều loại VLXD xanh đã được khuyến khích sử dụng, nhưng phổ biến nhất là VLXD không nung. Nguyên liệu sản xuất được lấy từ các phế thải công nghiệp, có khả năng tái sử dụng và dễ tiêu hủy sau khi không còn công năng.
Trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ cũng đã thông qua nhiều chính sách phát triển VLXD mới, thân thiện môi trường như Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình 567 về phát triển vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020; hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao...) để sản xuất vật liệu không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
Hiện nay, ngành VLXD đã sản xuất được nhiều loại vật liệu thông minh, thân thiện với môi trường.
Vật liệu này được làm bằng chất dẻo PS thông qua quá trình đặc biệt, không có khí độc hại. Đây là vật liệu có tác dụng cách nhiệt, chống lại lực nén cao, không thấm nước, chống ẩm, chống ăn mòn, tuổi thọ cao và hệ số dẫn nhiệt thấp. Sản phẩm có trọng lượng nhẹ nên dễ vận chuyển.
Ngoài ra, xốp cách nhiệt có đặc tính cách âm, làm giảm âm thanh từ phía bên ngoài khi được sử dụng làm vách ngăn trong nhà hàng, phòng vui chơi giải trí.
Là sản phẩm lợp mái giả ngói, được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện môi trường. Sản phẩm có trọng lượng nhẹ, được thiết kế kiểu dáng dạng sóng và màu sắc giống ngói cải tiến.
Tôn lợp sinh thái có khả năng chịu được gió bão, lốc xoáy lên đến 192 km/giờ, chống tiếng ồn, nóng, chống dẫn điện. Do trọng lượng nhẹ, sản phẩm này thích hợp cho việc sửa mái như lợp chồng lên các mái cũ đã bị dột, hoặc lợp mái trên nhà tiền chế ở sân thượng để chống nóng, chống thấm. Sản phẩm chịu được thời tiết khắc nghiệt, không gỉ sét trong môi trường muối thích hợp cho các khu vực biển.
Vật liệu được sản xuất theo công nghệ ép bằng áp suất hơi nước, được ép từ vụn gỗ – xay từ nhánh cây, cành cây tận thu. Thành phần vụn gỗ chiếm 97%, còn lại 3% là chất kết dính.
Loại gỗ này được sản xuất để làm vách công trình, có ưu điểm hơn hẳn gỗ tự nhiên như không cong vênh do chịu được môi trường thời tiết ngoài trời, không mối mọt, chống cháy và có độ bền cao.
Vật liệu này có kích thước tiêu chuẩn nên việc thi công dễ và nhanh chóng. Loại gỗ này có trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc nâng tầng.
Tại Việt Nam, loại gạch bê tông khí chưng áp làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường được sử dụng trong nhiều công trình xanh. Cốt liệu sản phẩm được làm từ cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn với bột nhôm và chất phụ gia. Sau khi đổ vào khuôn, hỗn hợp cho phản ứng lý hoá tạo sự giãn nở thành những túi khí bên trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau đó, gạch được cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp suất cao. Loại gạch này không gây ô nhiễm, tốt cho sức khỏe con người.
Loại vật liệu này được dùng để lát sàn lối đi bộ, vỉa hè, trong những công trình cho phép cỏ hoặc các hệ thực vật phát triển. Sử dụng bê tông thực vật sẽ giảm thiểu được việc sử dụng bê tông, cải thiện được sự hấp thụ và thoát nước mưa.
Ngoài ra còn có một số loại bê tông được sản xuất từ tro bay, vốn là bụi khí thải dưới dạng hạt bụi thu được từ quá trình đốt cháy nhiên liệu than đá trong các nhà máy nhiệt điện chạy than cũng được sử dụng trong các công trình xanh.
Sản phẩm được làm từ mùn cưa và bê tông trộn lẫn với nhau. Loại bê tông này nhẹ hơn bê tông truyền thống, giúp làm giảm khí thải và dễ dàng trong khi vận chuyển. Mùn cưa trong loại bê tông này vốn là một loại chất thải có thể thay thế một số thành phần của bê tông truyền thống, vốn đòi hỏi tốn nhiều năng lượng khi sản xuất.
Loại vật liệu này đang được nghiên cứu, tái chế từ bụi thép. Loại bê tông này hấp thụ khí CO2 trong quá trình khô và làm cứng, thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này được đánh giá cao do sử dụng phế thải của các ngành sản xuất khác như thép và thủy tinh.
Sợi nấm là một vật liệu xây dựng tương lai có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Nấm được cho phát triển xung quanh một hỗn hợp các vật liệu tự nhiên khác như rơm, rạ theo khuôn dạng. Sau đó nấm được làm khô để tạo ra các viên gạch nhẹ, bền hoặc theo các hình dạng khác nhau phục vụ cho các công trình xây dựng.