Công trình xanh: Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
Việt Nam đang và sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, và thành phố Hồ Chí Minh “được” Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.
Ý thức được điều này, Việt Nam đang tích cực cùng với cộng đồng quốc tế thực hiện các giải pháp nhằm làm chậm tiến trình và giảm nhẹ hậu quả của biến đối khí hậu. Kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới cho thấy để chống biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp hàng đầu là giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng trong các công trình xây dựng. Hiểu đơn giản thì xây dựng công trình xanh chính là lời giải cho bài toán biến đổi khí hậu mà thế giới đang phải đối mặt.
Sở dĩ công trình xanh được xem là giải pháp ứng phó biển đổi khí hậu vì đây là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Việc phát triển công trình xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn của đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, phong trào phát triển công trình xanh ở Việt Nam mới đi những bước đầu tiên, chưa có nhiều hoạt động thực sự hiệu quả và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội.
Việt Nam “khát” công trình xanh
Công trình xanh thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2007 nhưng sau một thập kỷ đến nay chỉ có hơn 100 công trình đăng ký tiêu chuẩn xanh. Đây là con số quá khiêm tốn so với tốc độ phát triển của các công trình xây dựng tại Việt Nam. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) lý giải vấn đề trở ngại hiện nay trong việc phát triển công trình xanh là phần lớn chủ đầu tư và ngay cả người mua nhà còn có nhận thức rất mơ hồ do chưa hình dung ra được kết quả lớn nhất mà các công trình xanh đạt được là tiết kiệm tài nguyên cho thế hệ tương lai.
Việc ứng dụng phát triển công trình xanh sẽ mang lại rất nhiều giá trị gia tăng và tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng và thị trường bất động sản. Hiện có hơn 100.000 công trình xanh trên thế giới với hơn 1 tỷ mét vuông dựa theo nhiều hệ thống đánh giá khác nhau, cho thấy chủ đầu tư nhận thức rõ lợi ích của công trình xanh trong chiến lược phát triển quốc gia và toàn cầu.
Theo báo cáo của các chuyên gia, các công trình xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước, trong đó sử dụng năng lượng điện chiếm 33% và góp 25% vào tổng lượng phát thải khí nhà kính, chiếm 1/3 tổng lượng phát thải CO2 – tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việt Nam vẫn đang “khát” công trình xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhưng dự báo tình hình sẽ được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2018. Đặc biệt là khi chuỗi dự án Diamond Lotus căn hộ xanh tiêu chuẩn Mỹ (LEED) đầu tiên trong nước do Phuc Khang Corporation phát triển, tọa lạc giữa trung tâm Sài Gòn, hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cộng đồng sẽ là một thực chứng hữu hình cho lợi ích của công trình xanh chính phẩm đối với cư dân, cộng đồng và môi trường tự nhiên,… sẽ góp phần giúp cho làn sóng phát triển CTX phát triển tốt hơn, nhanh hơn. Không chỉ được xem là giải pháp hiệu quả để chống biến đổi khí hậu, công trình xanh còn là lựa chọn tất yếu trong xu hướng phát triển bền vững nhằm tiết kiệm tài nguyên đang ngày một cạn kiệt cho thế hệ tương lai.
01 - 12 - 2017
21 - 11 - 2017
01 - 12 - 2017
30 - 11 - 2017