Làm thế nào để tiết kiệm năng lượng trong công trình xây dựng?

Chia sẻ bài viết   Facebook   Google

Xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng là xu hướng phát triển ngày nay, cũng là mong muốn của cả chủ đầu tư lẫn người sử dụng. Muốn vậy, cần chú trọng đến đặc điểm khí hậu như: Nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời, gió, độ ẩm tương đối, điều kiện vi khí hậu công trình,… Quan trọng là tận dụng được tối đa điều kiện khí hậu và cảnh quan tự nhiên.

Xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng là xu hướng phát triển ngày nay, cũng là mong muốn của cả chủ đầu tư lẫn người sử dụng. Muốn vậy, cần chú trọng đến đặc điểm khí hậu như: Nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời, gió, độ ẩm tương đối, điều kiện vi khí hậu công trình,… Quan trọng là tận dụng được tối đa điều kiện khí hậu và cảnh quan tự nhiên.

kính tiết kiệm năng lượngXu hướng Xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng.

1. Thiết kế công trình tiết kiệm năng lượng

Muốn xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, đầu tiên cần quan tâm đến khâu thiết kế. Từ việc chọn hình khối nhà cao tầng, kiểu dáng, hướng mặt,… không chỉ trên phương diện thẩm mỹ mà còn là kiến trúc tiết kiệm năng lượng trong cả xây dựng, vận hành lẫn sử dụng.

Theo đó, thứ tự lựa chọn ưu tiên với hình khối nhà cao tầng tiết kiệm năng lượng lần lượt là:

  • Khối trụ tròn.
  • Khối đa diện đều.
  • Khối trụ vuông.
  • Khối trụ chữ nhật.
  • Các khối có hình thù phức tạp, lồi lõm khác.

Bên cạnh đó là lựa chọn, thiết kế hệ thống cửa sổ nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên, chiếu sáng cho các gian phòng. Đây là cách đặc biệt hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng sử dụng. Theo đó, với cùng 1 diện tích cửa, nên chọn loại cửa sổ hẹp, cao tốt hơn cửa sổ rộng, thấp.

Cửa thiết kế dễ dàng đóng mở nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu che nắng. Có thể dùng cửa truyền thống như ngoài chớp, trong kính để đảm bảo che nắng tốt.

2. Sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng

Giải pháp tiết kiệm năng lượng khá hiệu quả đang được sử dụng phổ biến cho các công trình hiện đại đó là gạch không nung. Loại gạch này sản xuất thân thiện với môi trường, không tốn kém nhiên liệu nung, giảm khí thải cũng như ô nhiễm nhiệt.

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vì thế vật liệu xây dựng cần đạt yêu cầu cao về khả năng chống thấm dột, cách nhiệt, bền vững, ẩm móc, khó bị hư hại dưới tác động môi trường khắc nghiệt,… Có như vậy thì trong quá trình vận hành, các công trình xây dựng mới sử dụng được hệ thống điều hòa, thông gió nhân tạo hiệu quả, ít tiêu tốt năng lượng.

Việc sử dụng sản phẩm cách nhiệt có khả năng ngăn bức xạ mặt trời sẽ giữ ổn định nhiệt độ trong tòa nhà, kết hợp với hệ thống thông gió tự nhiên để giảm điện năng sử dụng để làm mát.

kính tiết kiệm năng lượngCửa sổ là nguồn thất thoát nhiệt lớn của công trình.

Trong công trình cao tầng Việt Nam thường thiết kế dạng kín, sử dụng điều hòa để thông khí thì cửa sổ chính là nguồn gây thất thoát nhiệt lớn. Cửa không được che chắn tốt, bức xạ mặt trời sẽ xuyên qua cửa sổ, làm tăng nhiệt và tiêu tốn năng lượng sử dụng cho làm mát.

Vì thế, các loại kính tiết kiệm năng lượng được xem xét sử dụng. Hai dòng kính do công ty Viglacera phát triển là kính Solar và kính Low – E cho thấy khả năng phản xạ bức xạ hiệu quả, lên tới 91%.

Ngoài ra, các loại cây kiện tiền chế như tấm sàn có chiều dày mỏng, tấm tường, dễ dàng vận chuyển thi công, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho xây dựng.

3.  Sử dụng cây xanh làm sạch và làm mát

Kiến trúc sư Lại Văn Sơn, Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Hải Phòng cho biết, sử dụng cây xanh để làm giảm nhiệt độ mặt đệm và làm sạch không khí cho công trình xây dựng cũng là 1 biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cần được nhắc đến.

Nếu không gian quanh khu nhà ở được phủ xanh thì sẽ tạo môi trường không khí thấp hơn, mát hơn, sạch hơn, ít phải sử dụng điều hòa không khí và từ đó tiết kiệm điện năng rõ rệt.

Phủ xanh không gian để tạo môi trường sống tốt hơn.

Mặc dù hiện nay, các chủ đầu tư do bị hạn chế bởi vốn đầu tư nên các giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng ngay từ khâu thiết kế công trình cũng chưa được áp dụng nhiều. Nhưng với xu thế phát triển tất yếu của tòa nhà thông minh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường thì một số doanh nghiệp Việt Nam đã hưởng ứng, thực hiện để giảm thiểu chi phí năng lượng trong quá trình vận hành tòa nhà.

Như tại Công ty Lạc Việt đã đầu tư và xây dựng hệ thống điều khiển thông minh trong công trình cao ốc Lạc Việt. Tất cả hệ thống điện, nước, điều hòa nhiệt độ, kiểm soát an ninh và mạng,… của tòa nhà được lập trình theo hệ thống điều khiển tập trung và vận hành tự động. Hệ thống cảm ứng sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong phòng phù hợp với nhiệt độ ngoài trời, cũng tự động ngắt điện khi không có người trong phòng.

Với giải pháp này, tòa nhà đã giảm được 15% – 30% điện năng tiêu thụ, tăng hiệu suất làm việc của nhân viên lên khoảng 2% – 5%. Tất cả hoạt động đều được điều khiển và kiểm soát từ xa, từ đó tăng các giá trị khác của tòa nhà lên gần 4%. Đặc biệt giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên.

Cũng nhiều tòa nhà khác như khách sạn Majestic, Grand, Continental, Palace, Kim Đô, Metropole, Oscar, siêu thị Big C,… cũng đã lần lượt áp dụng biện pháp tiết kiệm năng lượng. Tiêu biểu như sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, lắp biến tần cho động cơ bơm, tận dụng ánh sáng tự nhiên,… từ đó tiết kiệm 15% – 40% điện năng tiêu thụ mỗi năm.

Như vậy, muốn tiết kiệm năng lượng cho công trình từ khâu xây dựng đến vận hành sử dụng thì nhà đầu tư cần tính toán ngay từ khâu thiết kế. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, thân thiện môi trường, tiết kiệm điện năng.

Nguồn: https://vifg.com.vn/

Chia sẻ bài viết   Facebook   Google