Starwood Residence House (Mỹ)
Ngôi nhà sử dụng các vật liệu cho phép tối đa hóa khả năng tiếp cận ánh sáng tự nhiên và giảm thiểu nhiệt năng vào mùa hè. Hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên trần nhà, giúp ngôi nhà thu được năng lượng và sử dụng những năng lượng này cho hầu hết các hoạt động thường nhật.Starwood Residence được thiết kế nên bởi tình yêu thiên nhiên của hãng kiến trúc CCY có trụ sở tại bang Colorado. Ngôi nhà mang một vẻ đẹp sang trọng, nằm trên khu vực cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhìn ra thung lũng Fork và rặng núi Elk. Không chỉ sở hữu thiết kế và view đẹp, ngôi nhà còn có khả năng tự sản xuất 70% năng lượng mà nó tiêu thụ.
Westside Road House (Nga)
Kiến trúc sư Dowling đã sử dụng những vật liệu bền vững nhất để giúp khối kiến trúc này chống chọi lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chưa dừng lại ở đó, “cha đẻ” của ngôi nhà còn ứng dụng tối đa những phương pháp tiết kiệm năng lượng tân tiến đạt được tiêu chí bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.Nằm trên đỉnh đồi tại một thung lũng rộng lớn của nước Nga, Westside Road được hình thành như một thử nghiệm trong cuộc sống xanh và một phòng thí nghiệm để học hỏi của kiến trúc sư Dowling. Ngôi nhà gồm một tầng, ba phòng ngủ được bố trí theo cách giảm thiểu không gian lãng phí, trung tâm nhà là không gian sinh hoạt chung cùng với một nhà bếp rộng mở.
Chuckanut Ridge House (Mỹ)
Cách ứng dụng năng lượng tự nhiên trong ngôi nhà cũng đặc biệt. Theo đó, các tấm pin quang điện được đặt tách biệt ở dọc theo sườn phía nam. Nước được thu từ các mái kim loại, được lọc và lưu trữ trong các bể dưới nhà và trong một bể lớn ở phía bắc. Vậy là ngôi nhà không chỉ hòa mình trong cảnh quan tuyệt đẹp của quần đảo San Juan và thung lũng Skagit mà còn tận dụng được nguồn nhiên liệu từ thiên nhiên.Chuckanut Ridge nằm trên một sườn núi hẹp bên một con đường quanh co dốc dài dọc theo núi Chuckanut. Ngôi nhà là một cấu trúc của các không gian gắn liền với sự tiến triển dọc theo các phòng trung tâm được phân định một cách tối giản và mạch lạc đậm nét Á Đông. Các vật liệu được sử dụng cũng phù hợp với truyền thống văn hóa của gia chủ - một người gốc Nhật Bản và một người gốc Trung Quốc.
Villa Schoorl (Hà Lan)
Nét độc đáo trong kiến trúc của Villa Schoorl chính là phần mái nhà. Các đường răng cưa được đặt ở hai đầu đối diện với các dải gỗ thẳng đứng, tạo nên những điểm nhấn cho mặt tiền chủ yếu bằng kính. Theo chiều dọc nhà, các cửa sổ được mở ở phía bắc và các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở phía nam. Một sân trung tâm cũng giúp mang ánh sáng vào trong nhà. Vì vậy, mặt trời có thể chiếu sáng các phòng phía trên và tạo ra nhiều năng lượng cho ngôi nhà.Ngôi nhà hiện đại ứng dụng năng lượng mặt trời này là một nơi trú ẩn thú vị được ghép vào sườn đồi với một nửa nhà dưới lòng đất, một nửa trên bề mặt đồi, giải pháp này giúp cho ngôi nhà vừa thoáng mát lại vẫn có thể đón nhận những tia nắng mặt trời. Các không gian chung đươc bố trí ở tầng trên, tầng dưới là những không gian riêng tư hơn như phòng ngủ, phòng tập yoga và phòng tắm.
Y-House (Chile)
Đồng thời, các giải pháp cho cửa sổ cũng được áp dụng nhằm tạo cho ngôi nhà những ô cửa nhận được ánh sáng ban ngày mà không bị bức xạ quá mức. Kết quả là một ngôi nhà phủ gỗ thông mộc mạc với những đường chữ Y và ô cửa sổ tròn đã hiện diện. Sự kết hợp các giải pháp thông minh đã giúp cho ngôi nhà giữ được tầm nhìn đẹp ra bãi biển, đón được ánh sáng và vẫn đảm bảo năng lượng điện và nước sạch cho sinh hoạt hằng ngày.Ngôi nhà nằm ở vùng ven biển Tunquén, vì thế các kiến trúc sư gặp rất nhiều thách thức để biến Y-House thành một ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. Do không thể dựa vào cây cối hay thậm chí là cồn cát để chặn nắng hay gió vào nhà nên các kiến trúc sư đã tạo mái nhà hình chữ Y. Theo đó, mái nhà không chỉ cung cấp bóng mát mà còn giúp dễ dàng lắp đặt các tấm pin mặt trời tạo ra năng lượng và hệ thống thu hoạch nước mưa.
Thanh Sơn (Petrotimes)
23 - 04 - 2020
23 - 04 - 2020
23 - 04 - 2020
27 - 03 - 2020