Kỳ II: Thực trạng quản lý năng lượng trong các tòa nhà tại Việt Nam

Chia sẻ bài viết   Facebook   Google
Hiện nay, việc quản lý năng lượng các tòa nhà được thực hiện thông qua hệ thống “giá bán điện” được quy định tại Quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ), Quy định về thực hiện giá bán điện (Thộng tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công thương). Theo đó, giá bán chia thành 6 bậc có mức giá tăng dần, thời gian sử dụng điện (bình thường, cao điểm, thấp điểm) nhằm khuyến khích các hộ sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Với điện sinh hoạt, định mức sử dụng điện được tính theo hộ gia đình 4 người.

Trong các tòa nhà, nhà nước khuyến khích sử dụng các thiết bị điện hiệu quả năng lượng, được dán nhãn năng lượng. Hoạt động dán nhãn năng lượng cho các thiết bị sử dụng điện được thực hiện theo Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010) đã quy định rõ: (i) “Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với công trình xây dựng” (Điều 15, Khoản 7); (ii) “Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, cơ quan ngang Bộ có liên quan ban hành định mức về sử dụng năng lượng…” (Điều 16, Khoản 1).

Cho đến nay, sau hơn 10 năm Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực, Bộ Xây dựng vẫn chưa tổ chức thực thi các nội dung quy định trên của Luật. Điều đó phản ánh những khó khăn mà Bộ Xây dựng phải đối mặt. Đó là phương pháp luận thực hiện xây dựng Định mức năng lượng, các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật, các nguồn lực để tổ chức khảo sát, phân tích và thiết lập Định mức năng lượng…
Nguyễn Thị Hằng
 
 
Chia sẻ bài viết   Facebook   Google