Trao quyền cho các thành phố vì một tương lai cân bằng năng lượng- Mở khóa hệ thống năng lượng đô thị thông minh, bền vững, chống chịu với BĐKH

Chia sẻ bài viết   Facebook   Google
           Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA về trao quyền cho các thành phố vì một tương lại cân bằng năng lượng, các thành phố là chìa khóa của một tương lai không phát thải KNK nơi mà mọi người có thể tiếp cận nguồn  năng lượng bền vững và có giá bán phải chăng. Hơn 50% dân số thế giới hiện nay đang sống ở các thành phố và con số này sẽ tăng gần 70% đến năm 2050. Các thành phố phát thải 70% khí nhà kính (KNK) toàn cầu. Khi các quốc gia phục hồi sau đại dịch COVID 2019, tỷ lệ phát thải CO2 sẽ tăng lên nhanh chóng. Tiêu thụ năng lượng toàn cầu có liên quan đến CO2 dự kiến trong năm 2021 ​​sẽ tăng ở mức lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận. Các thành phố là đầu tàu kinh tế toàn cầu, chiếm 80% GDP toàn cầu và  có cơ hội lớn để đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Những yếu tố này khiến cho việc giảm phát thải KNK ở các thành phố trở thành ưu tiên toàn cầu và có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đạt được các cam kết và mục tiêu quốc gia.

          Kỹ thuật số hóa đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững. Bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng ngày nay tạo ra các nguồn dữ liệu phong phú mới về chất lượng không khí, mức tiêu thụ năng lượng, thông tin không gian địa lý và mô hình giao thông cũng như các công cụ mới để quản lý dữ liệu. Những dữ liệu này có thể giúp các thành phố đưa ra các quyết định thông minh hơn, sáng suốt hơn, đặc biệt về những vấn đề liên quan đến quy hoạch và vận hành đô thị bền vững. Việc tổng hợp các luồng thông tin mới này có thể giúp nâng cao hiệu quả và vận hành của các hệ thống năng lượng và giải quyết các thách thức về công bằng và độ tin cậy, giả định rằng các mối quan tâm liên quan đến truy cập dữ liệu, quyền riêng tư và bảo mật có thể được quản lý một cách hiệu quả.

        Các giải pháp kỹ thuật số và các hệ thống có thể phát triển mạnh ở các thành phố. Số hóa cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro và khuyến khích đầu tư tư nhân cho các dự án năng lượng sạch, tạo ra các cơ hội kinh tế và những dòng doanh thu mới, tạo điều kiện cho các cơ chế tài chính đổi mới và nâng cao nhận thức về rủi ro.

        Việc tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo tại chỗ, giảm sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, và điện khí hóa giao thông và hệ thống sưởi đều đòi hỏi một danh mục các lựa chọn linh hoạt, đặt ra những thách thức mới nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho quản lý cơ sở hạ tầng năng lượng.  Các chính quyền quốc gia và địa phương, được tổ chức tốt để thực hiện “thành phố trao quyền sáng tạo hướng tới không phát thải KNK- mở khóa cho các hệ thống năng lượng đô thị thông minh, bền vững và chống chịu với BĐKH”. Chính sách, các giải pháp tài chính và công nghệ sẽ hỗ trợ chuyển đổi năng lượng cân bằng bao trùm, linh hoạt và có khả năng phục hồi ở các thành phố.

          Kỹ thuật số hóa và điều khiển thông minh có thể làm giảm phát thải KNK từ các tòa nhà xuống 350 Mt CO2 vào năm 2050. Các giải pháp kỹ thuật số trong tòa nhà, như các cảm biến thông minh và điều khiển thông minh cho hệ thống điều nhiệt và ánh sáng, có thể giúp người tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, thay đổi hành vi và lối sống để sử dụng năng lượng bền vững hơn. Các quốc gia không thể đạt được các mục tiêu khí hậu mà không tối ưu hiệu quả năng lượng của tòa nhà và nhu cầu năng lượng, do đó bắt buộc các thành phố phải thực hiện các hành động. Các tòa nhà được trang bị công nghệ mới có thể linh hoạt hỗ trợ khử các bon hệ thống năng lượng, an ninh và chống chịu với BĐKH.

       Giao thông đô thị chiếm 4 tỷ tấn CO2 tương đương, hơn 40% tổng lượng phát thải của lĩnh vực giao thông. Công nghệ số đang thay đổi cảnh quan giao thông bằng cách nâng cao hiệu quả năng lượng, thúc đẩy việc chuyển sang các phương tiện giao thông chủ động và chia sẻ, tăng sự thuận tiện và tin cậy đối với giao thông công cộng vv.

       Các chính quyền của quốc gia, khu vực, địa phương và các sáng kiến do người dân làm chủ có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng đô thị được kích hoạt bằng kỹ thuật số thông qua cung cấp các khuyến khích tài chính, các nguồn lực, công cụ chính sách và cơ hội học tập để giúp các thành phố có ngân sách thực hiện các sáng kiến thành phố thông minh
.  

        Các nhà hoạch định chính sách quốc gia có thể thúc đẩy chuyển đổi năng lượng đô thị bằng cách thực hiện theo 6 khuyến nghị cao cấp của IEA:

        - Thiết kế các chính sách và chương trình toàn diện lấy người dân làm trung tâm
 
        - Tăng cường năng lực thông qua số hóa và năng lượng
 
        - Đảm bảo tiếp cận dữ liệu kịp thời, mạnh và minh bạch
 
       - Đảm bảo tài chính và thúc đẩy đổi mới tài chính, trao quyền cho các thành phố hướng đến phát thải các bon cân bằng- mở khóa hệ thống năng lượng đô thị thông minh, bền vững, chống chịu với BĐKH
 
         - Thúc đẩy sự phát triển và tiếp thu các tiêu chuẩn và định mức quốc tế
 
         - Tạo cơ hội chia sẻ và học hỏi.
 
Nguyễn Thị Hằng
(tổng hợp và lược dịch theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA
về trao quyền cho các thành phố vì một tương lại cân bằng năng lượng)
Chia sẻ bài viết   Facebook   Google