Tổng quan hiệu quả năng lượng trên toàn cầu và trong lĩnh vực xây dựng năm 2020
Theo báo cáo về hiệu quả năng lượng toàn cầu của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, kể từ năm 2015, thúc đẩy hiệu quả năng lượng toàn cầu, được đo bằng cường độ năng lượng sơ cấp, đã giảm dần. Cuộc khủng hoảng COVID 19 làm tăng thêm mức độ căng thẳng đối với vấn đề hiệu quả năng lượng. Do dịch COVID và giá năng lượng tiếp tục giảm thấp, cường độ năng lượng dự kiến tăng 0.8% trong năm 2020, chỉ bằng gần một nửa tỷ lệ của năm 2019 (1.6%) và 2018 (1.5%). Mức này thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để đạt được các mục tiêu về khí hậu và phát triển bền vững toàn cầu. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì hiệu quả năng lượng đóng góp hơn 40% giảm phát khí nhà kính (KNK) liên quan đến năng lượng trong 20 năm tới trong kịch bản phát triển bền vững của IEA.
Đầu tư vào các công trình, thiết bị và phương tiện hiệu quả năng lượng mới dự kiến sẽ giảm 9% trong năm 2020, do tăng trưởng kinh tế ước tính giảm 4.6% và thu nhập không ổn định ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong lĩnh vực công nghiệp và nhà ở thương mại, giá năng lượng thấp hơn đã kéo dài thời gian hoàn vốn cho các giải pháp hiệu quả năng lượng chính từ 10% to 40%, điều này làm giảm sức hút đầu tư vào các giải pháp hiệu quả năng lượng so với các khoản đầu tư khác.
Nâng cao hiệu quả kỹ thuật ở một vài thị trường đã bị chậm trễ do tình trạng đóng cửa vả giãn cách xã hội làm hạn chế khả năng tiếp cận thực tế của các nhà thầu xây dựng đến các công trình. Lắp đặt công tơ thông minh thấp hơn từ 80% to 90% vào lúc cao điểm đóng cửa tại Ấn Độ và ở Vương quốc Anh nhưng đã trở lại mức của năm 2019 vào quý III của năm 2020. Kinh tế không ổn định có thể tiếp tục trì hoãn các khoản đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, với dự báo tăng trưởng trong tương lai cho vật liệu như kính tiết kiệm năng lượng thấp hơn khoảng 6% so với dự báo trước đại dịch.
Hiệu quả của thiết bị gia dụng có khả năng cải thiện trong ngắn hạn. Một điểm sáng về tăng hiệu quả kỹ thuật là phân ngành thiết bị gia dụng. Dữ liệu đến cuối quý 3 năm 2020 cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm tăng sự quan tâm của các hộ gia đình đối với việc mua thiết bị mới thay thế các mẫu cũ hơn và kém hiệu quả. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các chỉ số tìm kiếm mua sắm trực tuyến đã tăng từ 20% đến 40% đối với nhiều loại thiết bị trên toàn thế giới, cho thấy doanh số bán thiết bị gia dụng có thể cao hơn bình thường. Nếu những xu hướng này được xác nhận, chúng sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật thiết bị toàn cầu.
Cho đến nay, nguồn vốn kích thích cho các hành động cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng không đồng đều. Trong tất cả các lĩnh vực, việc thiết kế các gói kích cầu của chính phủ được thực hiện như một phần của các chính sách phục hồi của đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kỹ thuật bằng cách hỗ trợ đầu tư vào cổ phiếu mới và thay đổi cơ cấu. Cả hai đều sẽ ảnh hưởng đến cường độ năng lượng. IEA đã theo dõi 66 tỷ USD tài trợ cho các biện pháp liên quan đến hiệu quả năng lượng được công bố như một phần trong các gói kích cầu của chính phủ đến cuối tháng 10/2020. Một thị phần cổ phiếu lớn (26 tỷ USD) đã được phân bổ cho lĩnh vực xây dựng – vì thế không ngạc nhiên khi đầu tư vào hiệu quả năng lượng của các tòa nhà ước tính sẽ tạo ra khoảng 15 việc làm cho mỗi 1 triệu USD chi tiêu. IEA uớc tính kích thích chi tiêu liên quan đến hiệu quả năng lượng được công bố cho đến nay có thể tạo ra tương đương 1,8 triệu việc làm toàn thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, gần 2/3 trong số đó sẽ là trong lĩnh vực xây dựng, 16% trong công nghiệp và 20% trong giao thông. Dựa trên các thông báo được đưa ra cho đến nay, hơn 80% việc làm trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng được tạo ra ở châu Âu, nơi hầu hết các nguồn tài trợ kích thích đã được phân bổ. Tuy nhiên, Kế hoạch phục hồi bền vững của IEA được công bố vào tháng 6 năm 2020 cho thấy các hành động phục hồi kinh tế hơn nữa nhằm mục tiêu hiệu quả năng lượng có thể tạo thêm gần 4 triệu việc làm trên toàn cầu thông qua đầu tư của khu vực công và tư nhân trong các tòa nhà, giao thông và công nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều cơ hội vẫn chưa được khai thác. Theo dõi của IEA cho thấy sự mất cân bằng chi tiêu giữa các ngành. Chi tiêu được công bố về hiệu quả năng lượng cũng không cân đối trên cơ sở khu vực. Châu Âu chiếm 86% nguồn tài trợ hiệu quả năng lượng kích thích cho lĩnh vực công được công bố trên toàn thế giới, với 14% còn lại phân chia giữa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.
Ngành xây dựng đang chứng kiến sự chuyển đổi một phần nhu cầu năng lượng từ các tòa nhà thương mại sang nhà ở, vì giãn cách xã hội và làm việc từ xa làm giảm việc sử dụng các tòa nhà thương mại và tăng các hoạt động sử dụng năng lượng trong gia đình. Trong nửa đầu năm 2020, sử dụng điện trong các tòa nhà dân cư ở một số quốc gia đã tăng 20% đến 30% trong khi đó sử dụng điện giảm khoảng 10% trong các tòa nhà thương mại.
Trong các tòa nhà thương mại, các dịch vụ thiết yếu đang chiếm tỷ trọng lớn trong việc sử dụng năng lượng. Các dịch vụ này thường sử dụng nhiều năng lượng hơn, do đó cường độ năng lượng của các tòa nhà thương mại có thể sẽ tăng lên. Ví dụ, các cửa hàng bán thực phẩm, phần lớn vẫn tiếp tục hoạt động trong thời kỳ đại dịch, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn gấp đôi so với văn phòng trung bình ở Hoa Kỳ, nơi nhiều văn phòng không có người sử dụng trong cuộc khủng hoảng.
Khi các cửa hàng và văn phòng mở cửa trở lại, các tòa nhà thương mại có thể trở nên tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nếu người ở muốn tốc độ thông gió cao hơn để giảm nguy cơ lây truyền Covid-19. Khoảng 30% năng lượng của một tòa nhà bị tiêu tán trong hệ thống thông gió và lọc khí. Điều này sẽ chỉ tăng lên khi tốc độ thông gió cao hơn.
Về lâu dài, khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh sẽ có tác động đáng kể đến cường độ năng lượng trong các tòa nhà. Dịch bệnh kéo dài có thể tiếp tục hạn chế việc sử dụng các tòa nhà thương mại, kéo dài xu hướng cường độ năng lượng năm 2020. Khi nhiều người trở lại làm việc hơn trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu về tỷ lệ thông gió cao hơn trong các tòa nhà thương mại vì lý do sức khỏe có thể dẫn đến cường độ năng lượng tăng đột biến. Nếu suy thoái kinh tế sâu sắc hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể giảm chi tiêu cho việc nâng cấp tòa nhà, điều này sẽ làm chậm việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Các dự báo hiện tại cho thấy đại dịch đã làm giảm kỳ vọng tăng trưởng đối với các tòa nhà và lĩnh vực xây dựng.
Ngành xây dựng công trình dự kiến sẽ theo các xu hướng tương tự như ngành xây dựng tổng thể (bao gồm xây dựng phi công trình như ngành cầu và đường). Một số dự báo cho thấy sự phục hồi khi nhu cầu bị dồn nén đẩy tốc độ tăng trưởng hàng năm lên trên mức trước đại dịch, nhưng những điều này vẫn còn rất không chắc chắn.
Thị trường vật liệu xây dựng “xanh” dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 8,6% vào năm 2027, giảm so với mức 11,7% trong năm 2019. Nhu cầu về công trình xanh được dự báo là tiếp tục tăng 11,6% ở Trung Quốc và 13% ở Mỹ Latinh vào năm 2027. Thị trường kính tiết kiệm năng lượng dự kiến sẽ giảm quy mô khoảng 6% đến năm 2027 so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Mặc dù doanh số bán nhà ở giảm trong nửa đầu năm 2020, nhu cầu về vật liệu cách nhiệt được ước tính sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 4% mỗi năm với nhu cầu đối với các sản phẩm này ở các vùng khí hậu phía bắc có thu nhập cao được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ liên tục của chính phủ. Xu hướng này phản ánh nhu cầu dự báo về làm mát nhà ở và chuyển sang làm việc tại nhà.
Nguyễn Thị Hằng
(tổng hợp và lược dịch từ báo cáo của IEA về Hiệu quả năng lượng toàn cầu năm 2020)