Sự kiện bao gồm Triển lãm Công nghiệp thông minh, 3 phiên hội thảo và các hoạt động kết nối doanh nghiệp, hướng tới giới thiệu và thảo luận những giải pháp công nghệ mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời đề xuất những định hướng triển khai ứng dụng công nghệ hiệu quả nhất nhằm phát triển công nghiệp thông minh tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Sản xuất, Khai khoáng, Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chính-Ngân hàng, Viễn thông, Y tế, Giao thông, Xây dựng...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian trưng bày giới thiệu của Schneider Electric |
Triển lãm góp phần kết nối khách tham quan với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ và các doanh nghiệp tiên phong trong triển khai công nghiệp thông minh qua gần 50 gian hàng đến từ các đơn vị công nghệ, công nghiệp, sản xuất hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới như Đức, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Israel, Trung Quốc, Ấn Độ… Khi ghé đến khu vực triển lãm của Schneider Electric, khách tham quan được giới thiệu về kiến trúc Internet vạn vật EcoStruxure cho trung tâm dữ liệu, tòa nhà, công nghiệp; trải nghiệm các sản phẩm mới, demo hệ thống điều khiển phòng khách sạn thông minh, hệ thống nhà thông minh.
Tại hội thảo, Schneider Electric đã kết hợp với các đơn vị bộ ngành liên quan và đưa đến những kiến thức mang tính cập nhật, những giải pháp đột phá và sáng tạo nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:
Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thăm gian trưng bày của Schneider Electric |
Hội thảo được tổ chức quy mô với ba phiên gồm các chủ đề khác nhau như: “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: Xu hướng và Giải pháp”, Schneider Electric và các khách mời đã tập trung thảo luận về giải pháp đổi mới sáng tạo trong khối ngành sản xuất – năng lượng và sản xuất nông nghiệp với các công nghệ tự động hóa, nhà máy số, trí tuệ nhân tạo và robot, máy lọc và xử lý dữ liệu tự động, công nghệ năng lượng mới, và các giải pháp tự động cho nông nghiệp công nghệ cao.
Trong phiên thảo luận, Schneider khai thác chủ đề “Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy sản xuất thông minh”. Các xu hướng lớn như đô thị hóa, số hóa và công nghiệp hóa thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong ngành công nghiệp. Và một trong những thay đổi cơ bản đó là việc tích hợp công nghệ thông tin (IT) vào vận hành công nghệ (OT). Schneider Electric, với vai trò là nhà tiên phong về Internet vạn vật trong công nghiệp đã đưa ra những đổi mới trên nhiều cấp độ giúp ngành công nghiệp vận động hiệu quả và tăng lợi nhuận, lực lượng lao động có quyền chủ động và hiệu suất sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
“Chiến lược xây dựng đô thị thông minh” là nội dung của phiên hội thảo thứ ba, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận về giải pháp xây dựng khung kiến trúc hạ tầng thành phố thông minh, mạng lưới Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ phân tích, quản lý tòa nhà thông minh và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các đô thị thông minh.
Đặc biệt Schneider thảo luận chuyên sâu về “Giải pháp tòa nhà thông minh tiết kiệm năng lượng” trong bối cảnh dân số bùng nổ đồng nghĩa với số lượng những tòa nhà cao tầng ngày càng tăng cao. Câu hỏi được đặt ra là làm sao hệ thống điều khiển tòa nhà có thể bảo đảm sự an toàn, hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả vận hành, không gian sống khỏe mạnh và năng suất làm việc cho con người bên trong tòa nhà.
Kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric đóng vai trò trung tâm kết nối các hệ thống điều khiển, hệ thống quản lý năng lượng trong tòa nhà thông minh bằng một phần mềm điều khiển duy nhất EcoStruxure Building Operation. Bên cạnh đó là thuật toán phân tích, dịch vụ tư vấn thông qua điện toán đám mây 24/7 EcoStruxure Building Advisor giúp chỉ ra các phương pháp tối ưu hóa hệ thống nhằm tăng hiệu quả vận hành, tiết kiệm năng lượng và sự hài lòng của dân cư.
PV (Petrotimes)
13 - 12 - 2017
13 - 12 - 2017
05 - 12 - 2017
05 - 12 - 2017